spot_img
Trang chủReview sáchChiến Binh Cầu Vồng - Giáo Dục Là Một Điều Xa Vời...

Chiến Binh Cầu Vồng – Giáo Dục Là Một Điều Xa Vời Và Khát Khao Học Tập Bị Đè Nén Bởi Hiện Thực Xã Hội 

“Khi 10 đứa trẻ bước vào trận chiến này, chúng đã không một lần nào bỏ cuộc, đã chiến đấu với tất cả những gì mình có, dám mơ ước, dám thực hiện để cố thoát khỏi số phận mà cha mẹ chúng hằng ngày đều trải qua, đó là điều mà người đầu hàng trước số phận sẽ không bao giờ làm được.”

Chiến binh cầu vồng review
Chiến binh cầu vồng review

I. Chiến Bình Cầu Vồng thuộc thể loại gì?

Sách Chiến Binh Cầu Vồng ( tiếng Indonesia là Laskar Pelangi ) là quyển tiểu thuyết đầu tay của tác giả Andrea Hirata được xuất bản năm 2005, đó cũng chính là câu chuyện từ thời thơ ấu của chính tác giả, là tiền đề viết nên quyển sách được săn đón, cũng như dịch sang  hơn 20 quốc gia khác nhau

Chính do sự truyền tải đầy nhân văn về tình bạn, tình thầy trò…. cũng như nói về thực trạng khát khao giáo dục khi phải đối diện với hiện thực xã hội phân hoá giai cấp khắc nghiệt, Chiến Binh Cầu Vồng đã được chuyển thể thành phim, nhạc kịch và phim truyền hình, phổ biến hơn nữa về vấn đề giáo dục thực sự quan trọng như thế nào.

II. Các nhân vật trong sách

Đầu tiên phải kể đến thầy hiệu trưởng Harfan, 23 năm kiên quyết tận tâm với nghề giáo, mong mỏi nhỏ nhoi nhất của thầy và cô Mus chính là có thể đem từng con chữ đến với 10 đứa trẻ trường Muhammadiyah thuộc khu vực nghèo đói bị phân hoá giai cấp ảnh hưởng nhất, đảo Belitong, Indonesia. Và 10 chiến binh nhỏ đã kiên cường chiến đấu mỗi ngày với hoàn cảnh, với gia đình khi phải đối diện với hoàn cảnh cơm áo gạo tiền luôn đè nặng lên vai bố mẹ chúng, khi chính cái suy nghĩ cho con đi làm “culi” hay vào các công trường thép còn tốt hơn là để chúng đi học. 

Và hai đứa trẻ đặc biệt nhất là Lintang và Mahar, 2 chiến binh được ví như viên ngọc thô toả sáng tài năng toán học, nghệ thuật của mình trong hoàn cảnh đói nghèo, khi bữa ăn hằng ngày là một vấn đề với những gia đình đông con. Cả hai đứa cũng chính là niềm tin nhỏ nhoi, loé sáng le lói để lớp học tồn tại với hy vọng vào ngày mai, để chúng biết ước mơ và khát vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn, thậm chí chỉ cần thoát khỏi cảnh theo bố mẹ chúng làm culi.

III. Ý nghĩa cuốn sách

Chiến binh cầu vồng review
Chiến binh cầu vồng review

Chiến binh cầu vồng đề cập đến vấn đề sự phân hoá giàu – nghèo quá mức, các dân buôn và thương gia thì ngày một giàu vì bóc lột sức lao động của dân nghèo, dẫn đến những đứa trẻ chỉ mới 11, 12 tuổi đã phải bươn chải cùng gia đình chúng, trong khi một ngày làm công nhân ở công trường thép đã có thể giải quyết vấn đề bữa ăn hằng ngày.

Cơm áo gạo tiền đã dẫn đến suy nghĩ việc học là thứ xa xỉ, đôi khi là vô ích đối với những gia đình nghèo ở đảo Belitong. Nhưng hiệu trưởng Harfan và cô giáo Mus, là người soi sáng chỉ đường cho 10 đứa trẻ đó hiểu rằng, con người chúng ta có quyền được học tập, được tiếp xúc với tri thức dù bằng cách nào đi nữa, đó là ý nghĩa sâu sắc nhất mà tác giả đề cập và khi đọc giả cảm nhận qua từng câu chữ sẽ thấy được khát khao về một tương lai mới trong những đứa trẻ vẫn luôn cháy rực.

IV. Sách Chiến Binh Cầu Vồng Review

Học tập lại là điều bất khả thi 

Khi đặt vào hoàn cảnh: “Nơi mà bọn con trai làm culi, đốn trầm hương còn mua được một chiếc xe đạp, trong khi thầy Harfan chật vật lắm cũng chỉ mua được ruột xe đạp mà thôi”

Nơi mà những công trường khai thác than, nối gót bố mẹ làm culi được xem như một truyền thống, chỉ vì hoàn cảnh không còn sự lựa chọn nào khác, tại ngôi làng thuộc đảo Belitong đó bố mẹ của những gia đình nghèo đông con không ai từng nghĩ sẽ cho con mình được nhận sự giáo dục chính đáng cả, chỉ vì gánh nặng của họ quá lớn nên những đứa trẻ cũng không còn cách nào khác là vào làm việc ở công trường, phụ giúp bố mẹ chúng.

Cho đến khi người cầm ngọn đuốc là thầy hiệu trưởng Harfan và cô giáo Mus xuất hiện, những đóm lửa nhỏ len lỏi, nhem nhóm về một ngày mai không còn là culi, thoát khỏi số phận và khao khát học tập, tiếp cận với tri thức đến 10 đứa trẻ của ngôi trường nghèo, sập sệ chỉ cần một cơn gió mạnh cũng đủ làm nó đổ ngã.

Nhưng muốn tiếp tục được dạy và được học, tác giả đã đặt một vấn đề ngay đầu trang sách đó là một nỗi lo lắng lớn vì nếu như không đủ 10 học sinh, ngôi trường Muhammadiyah sẽ phải đóng cửa, may mắn nhóc Harun là đứa thứ 10 có mặt, ngôi trường đã chính thức bước vào những ngày học tập khó khăn không chỉ riêng với thầy cô giáo ở đây mà con cả những đứa trẻ nhỏ nhắn kiên cường này.

Chiến binh cầu vồng review
Chiến binh cầu vồng đọc online

10 chiến binh của ngôi trường Muhammadiyah

Vì sao gọi là 10 “chiến binh”,  ngay tiêu đề của quyển sách và cách miêu tả của tác giả khi 10 đứa trẻ hằng ngày phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn mới có thể đến lớp tiếp nhận từng con chữ, tri thức. 

Đầu tiên phải kể đến nhóc Lintang một thiên tài toán học, chính vì Lintang đang đánh đổi cả tính mạng của mình để thể hiện mong muốn, khát vọng được học tập, vượt qua cả định kiến chỉ người giàu mới có thể học tập, hằng ngày đạp 40 cây số thậm chí vượt qua đầm lầy cá xấu để đến trường chứ chưa tưng bỏ một buổi giảng nào, chiếc xe đạp cũng vì thế mà tả tơi nên có lúc nhóc phải bán nhẫn cưới của mẹ để mua ruột và xích xe mới. Chiến binh thứ hai trong số 10 đứa trẻ là một tài năng về nghệ thuật, Mahar. Hai nhóc được tác giả cảm ơn, vì chính hai đứa là nhân chứng sống để lớp học và thầy cô dám hy vọng, dám ước mơ cho dù có bao nhiêu khó khăn xảy ra đi nữa:

“Hai chiếc cúp đã cho chúng tôi hiểu được tại sao Thượng đế lại ban tặng cho chúng tôi hai người bạn thiên tài ấy. Nhờ Mahar mà chúng tôi đủ dũng khí để đua tranh. Nhờ Lintang, chúng tôi dám mơ ước”

Không thể không nhắc đến hai chiến binh cầm đuốc soi sáng cho đám nhóc, thầy hiệu trưởng Harfan và cô Mus. Một phần tâm huyết với nghề giáo, một phần cũng vì thương những đám nhóc nghèo nơi đây, đã dẫn đến quyết tâm giảng dạy mang từng con chữ, nét bút đến đảo Belitong này. Độc giả đôi khi sẽ chẳng thể kìm được những giọt nước mắt thương cảm cho hoàn cảnh số phận tàn khốc khi ấy, khi bao nhiêu khó khăn, cách trở trước mắt mà hai người họ vẫn chưa một lần bỏ cuộc. Họ không còn là những người thầy cô giáo chỉ đến lớp rồi giảng dạy, tình yêu thương và mọi điều họ làm dường như còn lớn hơn danh từ thầy, cô.

Chiến binh cầu vồng
Chiến binh cầu vồng phim

“Hai con người ấy vừa là thầy cô giáo, vừa là bạn bè, vừa là những người dẫn dắt tinh thần để chúng tôi luôn đi đúng hướng. Họ dạy học trò làm những ngôi nhà đồ chơi từ cây tre, chỉ cho chúng tôi cách tắm gội sạch sẽ trước buổi cầu kinh, dạy chúng tôi cầu nguyện trước khi đi ngủ, bơm căng lốp xe đạp bị xì, hút chất độc ra khỏi chân nếu bị rắn cắn, và thường xuyên vắt nước cam cho chúng tôi uống. Họ là những anh hùng không được ca tụng, là vị hoàng tử và công chúa hiện thân cho sự tận tâm, và là giếng nước kiến thức thanh khiết cho cánh đồng khô hạn bỏ hoang”

Đây thực sự là một cuộc chiến khi những chiến binh nhỏ nhắn nhưng kiên cường đã chiến đấu chỉ để giành lấy ước mơ, hoài bão, giành lấy tự do, tương lai phía trước.

Khi giáo dục không thể vượt qua hoàn cảnh và số phận

Hiện thực không phải là một giấc mơ dễ lãng quên, những tia nắng hy vọng đã thua cuộc trước sự tàn khốc khi tiền bạc và quyền lực lần nữa nhúng tay vào.

Mình thương cho ngôi trường Muhammadiyah già cõi đã đến lúc phải nghỉ ngơi, thương nhất là nhóc Lintang khi khao khát mong mỏi nhận được sự giáo dục quá lớn, trải qua quá nhiều thứ chỉ để có thể được đến trường, cuộc đời nhóc đã bị quật ngã không thương tiếc cho dù mạnh mẽ bao nhiêu đi nữa, phải mang lên bàn cân giữa gia đình và tương lai xa vời… chỉ vì hoàn cảnh và số phận.

Tiếc cho những phận đời nhỏ bé kiên cường như thế, dù bọn nhóc đã đánh đổi bằng mọi cố gắng, cố vùng vẫy trong vũng lầy của đói nghèo nhưng may mắn và ước mơ đã không thể tiếp thêm sức mạnh cho 10 đứa trẻ đó, qua những lời văn của tác giả, chúng ta ai cũng hiểu được rằng giáo dục khi đó không được xem trọng và đề cao, để rồi cầu vồng đã không thể xuất hiện.

Chiến binh cầu vồng review
Chiến binh cầu vồng review

Quyển sách Chiến Binh Cầu Vồng xứng đáng để chúng ta bỏ một ít thời gian cảm nhận, bởi giọng văn chân thành qua từng lời kể, tác giả đã gây cho độc giả một sự đồng cảm, những giọt nước mắt xót xa đến từ trái tim yêu thương. Mình có thể ví quyển sách này như một bản nhạc buồn, những nốt thật trầm nhưng vẫn xuất hiện thời khắc vui vẻ của ký ức khi nhớ lại thời thơ ấu. Lấy cảm hứng từ câu chuyện thật, tác giả khắc hoạ rõ nét về sự bất lực khi con người vốn đã nhỏ bé phải chống chọi với sự tàn nhẫn, khốc liệt nhất thời kì ấy. 

Mình cũng mong những độc giả trẻ tuổi khi đọc được quyển sách này, gửi một lời cảm ơn chân thành đến hậu phương vững chãi phía sau mình, và trân trọng hiện tại, tiếp tục cố gắng hướng về phía trước, dù là bão giông hay nắng đẹp, hãy vẫn cứ bước đi.

END.


V. Chiến binh cầu vồng – Tham khảo thêm

1. Bản pdf

2. Tiếng anh

3. Đọc online

4. Phim

Chiến binh cầu vồng

Chiến binh cầu vồng, Vì sao gọi là 10 “chiến binh”? Giáo Dục Là Một Điều Xa Vời Và Khát Khao Học Tập Bị Đè Nén Bởi Hiện Thực Xã Hội, sự phân hoá giàu-nghèo quá mức...

URL: https://saysach.com/review-sach-chien-binh-cau-vong-doc-online/

Author: Andrea Hirata

Editor's Rating:
5
REVIEW LIÊN QUAN

9 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Review mới nhất